1. Tổng quan thiết kế HP Zbook Power G11
Laptop HP Zbook Power G11 mang đến một thiết kế cứng cáp và chuyên nghiệp, hướng đến đối tượng người dùng là các chuyên gia đồ họa, kỹ sư và những người làm việc cần hiệu năng cao. Khác với vẻ ngoài hào nhoáng của các dòng Ultrabook, Power G11 toát lên vẻ bền bỉ và chuyên nghiệp với màu xám kim loại tối giản. Chất liệu nhôm và magie không chỉ mang lại độ bền cao mà còn góp phần giúp tản nhiệt hiệu quả hơn so với nhựa.
Chất lượng hoàn thiện máy rất tốt, cảm giác cầm nắm chắc chắn, không bị ọp ẹp hay rung lắc khi sử dụng, điều này thể hiện rõ qua việc máy đã vượt qua các bài kiểm tra tiêu chuẩn độ bền MIL-STD-810H. Đây là một điểm cộng lớn đối với những người thường xuyên phải di chuyển và làm việc trong điều kiện môi trường không lý tưởng, hoặc công việc đòi hỏi máy phải vận hành liên tục trong nhiều ngày.

Tuy nhiên, vẫn có một điểm trừ nho nhỏ là nắp lưng của nó vẫn có độ flex nhẹ, dù vẫn đủ để bảo vệ màn hình khỏi nhưng hư hại có thể xảy ra trong quá trình sử dụng hoàn hạo nhưng lại làm giảm đi tính hoàn hảo của máy. Bù lại, ở thế hệ này HP đã gia tăng một chút kích thước của máy từ 15.6 lên 16 inch, dù chỉ tăng nhẹ nhưng nó cũng giúp không gian bên trong thân máy rộng rãi hơn một chút để HP trang bị linh kiện, hệ thống tản nhiệt tốt hơn.
Với trọng lượng khởi điểm từ 2.12kg (tùy cấu hình), máy trạm HP Zbook Power G11 không phải một chiếc laptop nhẹ nhàng, nó phù hợp cho việc sử dụng tại văn phòng hoặc môi trường làm việc cố định hơn là mang đi đây đi đó.
2. Chất lượng màn hình và âm thanh của HP Zbook Power G11
Chiếc laptop HP Zbook Power G11 đánh giá trong bài viết này sử dụng màn hình IPS chống chói 16 inch với độ phân giải 1920×1200 (WUXGA). Màn hình này có không gian màu sRGB đạt 100%, đủ tốt cho việc chỉnh sửa ảnh nhẹ hoặc làm việc với Lightroom, màu sắc hiển thị sống động và văn bản rõ ràng. Lớp phủ chống chói kết hợp độ sáng 400 nits đảm bảo khả năng hiển thị tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất là tần số quét 60Hz đã có phần lỗi thời trong năm 2025. Dù người dùng có thể kiết nối với màn hình ngoài có tần số quét cao hơn nhưng với một chiếc laptop 16 inch đắt tiền như Power G11, đây vẫn là một điểm đáng chê trách.

Ngoài tùy chọn màn hình như trên, bạn cũng có thể lựa chọn các tùy chọn màn hình khác tùy theo nhu cầu và ngân sách:
- Màn WUXGA (1920×1200) cảm ứng, Anti-glare, 300 nits, 45% NTSC
- Màn WUXGA (1920×1200) không cảm ứng, Anti-glare, 300 nits, 45% NTSC
- Màn WUXGA (1920×1200) không cảm ứng, Anti-glare, 1000 nits, 100% sRGB, HP Sure View Reflect
- Màn WQXGA (2560×1600) không cảm ứng, 400 nits, Low Blue Light, Anti-glare, 100% sRGB.
Hệ thống loa stereo 2W tích hợp của Zbook Power G11 được tinh chỉnh bởi Poly Studio, nhưng đáng tiếc nó lại không được hay ho lắm. Âm thanh phát ra khá mỏng và yếu, khó đáp ứng nhu cầu của người dùng, chất lượng thậm chí còn thua kém một số laptop giá rẻ trên thị trường. Mặc dù HP đã di dời vị trí loa xuống dưới thay vì hướng lên trên như phiên bản tiền nhiệm nhưng nó không mang lại kết quả tốt như mong đợi.
3. Bàn phím và touchpad
Thiết kế bàn phím của chiếc laptop HP 16 inch này đã được cải tiến đáng kể. Phím có kích thước lớn hơn, khoảng cách giữa các phím hợp lý, tạo cảm giác thoải mái và chính xác khi gõ, ký tự trắng trên nền xám giúp dễ dàng nhận biết các ký tự ngay cả khi không bật đèn nền. Tuy nhiên, một số phím như Enter và Shift lại bị thu nhỏ lại, có thể gây khó chịu cho một số người dùng quen với kích thước phím lớn.

Touchpad làm bằng kính, mịn màng và rất nhạy, hỗ trợ đa điểm. Tuy nhiên, nút bấm tích hợp trên touchpad phát ra tiếng kêu khá lớn, đây là một điểm trừ đáng tiếc trên một sản phẩm cao cấp như thế này. Mặt khác, đầu đọc vân tay tích hợp hoạt động chính xác và nhanh chóng.
4. Cổng kết nối
Về kết nối, laptop HP Zbook Power G11 có đầy đủ số lượng cổng cần thiết. Tất cả các cổng kết nối được bố trí hợp lý và thuận tiện cho người dùng. Sự đa dạng các cổng kết nối giúp người dùng dễ dàng kết nối với nhiều thiết bị ngoại vi khác nhau.

Ở cạnh trái máy, ta có một cổng nguồn, hai cổng Thunderbolt 4 Type-C tốc độ 40Gbps hỗ trợ Power Delivery và DisplayPort 2.0, một cổng HDMI 2.1, một cổng USB-A 5 Gbps với chức năng sạc và một jack tai nghe/micro. Sang cạnh phải, chúng ta có một khe khóa bảo mật Kensington Nano, cổng Ethernet RJ45 Gigabit, một cổng USB-A 5 Gbps khác và một đầu đọc thẻ SD 4.0. Ngoài ra nó cũng có thêm tùy chọn khe SIM.
5. Cấu hình phần cứng và hiệu năng của HP Zbook Power G11
Model đánh giá trong bài viết này sử dụng chip Intel Core Ultra 9 185H với 16 lõi và 22 luồng, trong đó có 6 lõi hiệu năng cao 5.1Ghz, 10 lõi tiết kiệm điện được chia thành 8 lõi chính và 2 lõi siêu tiết kiệm chạy ở xung nhịp 3.8Ghz. Con chip này có mức tiêu thụ điện cơ bản là 45W, turbo 115W. Nó có nhân NPU để tăng tốc AI lên đến 1.7GHz, cùng với dung lượng RAM 32GB DDR5 bus 5600 MHz, 1TB SSD PCIe Gen 4 NVMe. Con chip này của Zbook Power G11 có thể xử lý hầu hết các tác vụ từ trung bình đến nặng, đáp ứng được nhu cầu công việc của các nhà thiết kế sản phẩm, kỹ sư, kiến trúc sư cho đến sinh viên STEM.
Dưới đây là điểm chuẩn của CPU:








Về hiệu suất đồ họa, con chip Core Ultra 9 185H đi kèm với GPU tích hợp Intel Arc chạy ở xung nhịp 2.25GHz dựa trên kiến trúc XE-LPG, công suất 28W. Ngay cả khi không có card rời thì GPU tích hợp này cũng mang đến hiệu suất đồ họa mạnh mẽ tiếp cận Nvidia GeForce RTX 2050 và ngang với AMD Radeon 780M. Tuy nhiên, tiêu điểm chính vẫn là card rời Nvidia GeForce RTX 3000 Ada 8GB GDDR6. Card rời này có phạm vi TPG rất rộng, từ 35W đến 140W, đủ nhanh cho nhiều trò chơi ở độ phân giải 2K setting cao. Dưới đây là một vài tựa game được test trên máy:
- Apex Legends – 60 FPS, setting Ultra, 1200p
- Call of Duty: Modern Warfare 3 – 74 FPS, setting Ultra, 1200p
- Counter Strike 2 – 114 FPS, setting High, 1200p
- Cyberpunk 2077 Phantom Liberty – 58 FPS, setting Ultra, 1200p
- Days Gone – 100 FPS, setting High, 1200p
- Destiny – 60 FPS, setting High, 1200p
- GTA V – 60 FPS, setting High, 1200p
- Helldivers 2 – 54 FPS, setting Ultra, 1200p
- Microsoft Flight Simulator – 29 FPS, setting Ultra, 1200p
- Red Dead Redemption 2 – 43 FPS, setting Ultra, 1200p
Sở hữu hiệu suất mạnh mẽ đến từ cả CPU lẫn GPU, Zbook Power G11 cũng cần có một hệ thống tản nhiệt mạnh mẽ để đảm bảo khả năng vận hành ổn định, đặc biệt là với những trường hợp chạy dự án kéo dài liên tục nhiều ngày. Và đáng mừng là khía cạnh này HP đã làm khá tốt. Lỗ thông gió lớn ở mặt dưới kết hợp với hai chân đế cao giúp tối ưu hóa luồng khí, giữ các các linh kiện bên trong luôn được làm mát, tránh hiện tượng quá nhiệt và duy trì hiệu suất tối ưu.
Ở chế độ hiệu suất cao nhất khi cắm nguồn và chạy Blender, CPU dao động từ 2.47 GHz đến 3.44 GHz, nhiệt độ CPU khoảng 94 đến 99 độ C, công suất CPU ổn định ở mức 56W. Khi chạy dưới tải nặng, quạt sẽ quay nhanh hơn và khá ồn, lên tới 50.5 dB, nhiệt độ tại các lỗ thông hơi là 37 độ C và 35 độ C ở trung tâm bàn phím.
6. Thời lượng pin
Đối với một chiếc laptop workstation mà nói, pin ngược lại là thứ yếu, đó cũng là lý do HP chỉ trang bị cho Zbook Power G11 viên pin lithium-polymer 83Wh. Nếu chỉ sử dụng máy cho các tác vụ cơ bản, nó có thể đạt được khoảng thời gian ấn tượng từ 7 đến 8,5 giờ đồng hồ với cài đặt độ sáng màn hình thấp, chế độ Balanced. Tuy nhiên nếu chạy tác vụ nặng thì thời gian sẽ tụt xuống chỉ còn hơn 1 giờ. Về tốc độ sạc, bộ sạc AC 150W đi kèm máy hỗ trợ sạc nhanh 50% chỉ trong 30 phút, nhưng cần tới 1,5 giờ để sạc đầy.
Tạm kết
HP Zbook Power G11 là một máy trạm di động mạnh mẽ với thiết kế bền bỉ, hiệu năng cao và các tính năng hiện đại. Ưu thế lớn nhất của chiếc laptop này là có tổ hợp GPU và CPU xuất sắc cho hầu hết các tác vụ AI và đồ họa. Khả năng nâng cấp cũng rất thoải mái với RAM tối đa lên tới 64GB và bộ nhớ trong lên tới 8TB.
Tuy nhiên, nó cũng có một số điểm trừ.
Đầu tiên, hệ thống loa của Power G11 khá ‘đuối’. Mặc dù đối với một chiếc laptop chuyên để làm việc nặng thì âm thanh cũng không phải quá quan trọng, nhưng với một chiếc laptop đắt tiền như thế này thì một hệ thống âm thanh chỉn chu sẽ mang lại giá trị hoàn hảo hơn.
Mặt khác, dù có nhiều tùy chọn màn hình thế nhưng Zbook Power G11 lại không có tùy chọn 4K cho những ai cần độ chính xác màu tốt hơn hoặc độ phân giải cao hơn để tận dụng hết không gian của màn hình 16 inch. Tần số quét 60Hz ‘lỗi thời’ cũng khá đáng chê trách.
Dù vậy, những ưu điểm vượt trội về hiệu năng, khả năng tùy biến cao và độ bền của máy vẫn đủ để thuyết phục các chuyên gia công nghệ lựa chọn HP Zbook Power G11. Nếu bạn đang tìm kiếm một máy trạm di động mạnh mẽ và đáng tin cậy cho công việc chuyên nghiệp, thì Zbook Power G11 chắc chắn là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, cân nhắc ngân sách và nhu cầu sử dụng của bạn kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Giá bán tham khảo laptop HP Zbook Power G11 Mobile Workstation (9A660AV): 62,9 triệu đồng.
Dưới đây sẽ là một số lựa chọn thay thế cho HP Zbook Power G11 mà bạn có thể tham khảo:
- Dell Precision 5690
- Lenovo ThinkPad P1 Gen 7
- Macbook Pro 16 M4
- Asus ProArt P16 H706
- Dell XPS 16
- Lenovo ThinkPad P16 V Gen 2
- HP Zbook Fury 16 G11
- Lenovo ThinkBook 16P Gen 5
- MSI Prestige 16 AI Studio B1V